Tìm hiểu nguyên lý cơ bản của hệ thống truyền thanh hữu tuyến(truyền thanh có dây)
Một hệ thống truyền thanh có dây bao gồm các thiết bị cơ bản như sau:1. Máy tăng âm truyền thanh: đây là thiết bị trung tâm của hệ thống với tính năng là khuếch đại tín hiệu để truyền tải đi xa. Tín hiệu đầu vào như radio, các nội dung từ thẻ nhớ hay từ các thiết bị khác sẽ được khuếch đại lên, cho phép xuất tín hiệu ra ở mức điện áp 110 vol cho đến 300vol nhắm mục đích truyền tải tín hiệu đi xa mà không bị suy hao tín hiệu. Có rất nhiều mẫu máy tăng âm truyền thanh trên thị trường, tuy nhiên một lựa chọn tối ưu cho người dùng là hệ thống tăng âm truyền thanh được sản xuất bới Công ty điện tử và công nghệ Thái Giảng-VTG vì thiết bị có rất nhiều ưu điểm như chất lượng tốt, hoạt động bền bỉ và hơn nữa được tích hợp rất nhiều công nghệ mới như hệ thống tự ngắt khi chập tải, tích hợp sẵn radio, usb, thẻ nhớ và bluetooth sẽ giúp người sử dụng dễ dàng trong quá trình vận hành máy.
2. Cáp truyền thanh chuyên dụng: cáp truyền thanh chuyên dụng được dùng để truyền tải tín hiệu từ máy tăng âm truyền thanh đến các vị trí đặt loa nén. Có rất nhiều loại dây dẫn tín hiệu khác nhau, nhiều khi người dùng còn tiết kiệm sử dụng dây lưỡng kim, dây điện thoại hay thậm chí dây điện để truyền tải tín hiệu. Tuy nhiên việc sử dụng các dây dẫn không đúng mục đích sẽ dẫn đến hiện tượng chập tải, chất lượng dây kém sẽ làm suy hao tín hiệu, dẫn đến việc các loa phóng thanh ở cuối nguồn sẽ không nhận đử tín hiệu và sẽ nói nhỏ và rất nhỏ. Với dây cáp truyền thanh chuyên dụng của Thái Giảng-VTG được làm từ đồng nguyên chất 100%, bọc bới nhựa PVC cao cấp và cáp chịu lực sẽ gải quyết các vấn đề trên. Dây cáp truyền thanh chuyên dụng Thái Giảng -VTG hầu như không làm suy hao tín hiệu bới chất lượng của lõi đồng, điều đó cho phép có thể truyền tải tín hiệu đi xa dù chỉ với loại dây lõi nhỏ 2Cu x 0.75mm.
3. Loa phóng thanh (loa nén): Loa phóng thanh có nhiệm vụ nhận tín hiệu từ máy tăng âm truyền thanh sau đó phát âm thanh tại khu vực đặt loa. Loa phóng thanh thường có 2 loại là loại điện áp đầu vào 100vol hay còn gọi là loại loa có sẵn biến áp; một loại là điện áp vào 0-8 hoặc 16ohm hay còn gọi là loại loa nén không biến áp. Với loa không biến áp thì khi nhận tín hiệu điện áp cao từ máy tăng âm truyền thanh, phải sử dụng thêm biến áp để hạ áp cho tín hiệu đầu vào của loa nén.
4. Các thiết bị khác: ngoài các thiết bị trên thì hệ thống truyền thanh có dây còn cần một số phụ kiện như micro cổ ngỗng để đọc bản tin, bảng phân tuyến dùng để tắt mở hoặc điều khiển cho các tuyến truyền thanh riêng biệt.
5. Một số ưu nhược điểm của hệ thống truyền thanh có dây: hệ thống truyền thanh có ưu điểm là hoạt động một cách ổn định, tín hiệu được truyền trực tiếp qua hệ thống cáp truyền thanh chuyên dụng nên rất trong trẻo, không bị lẫn tạp âm. Chi phí thi công cho hệ thống truyền thanh có dây là tương đối rẻ so với các hệ thống truyền thanh khác như không dây hay internet; có thể áp dụng cho cả hệ thống nhỏ dành cho thôn xóm hay hệ thống lớn dành cho xã phường. Hơn nữa khi xảy ra các sự cố mất điện trong khi truyền thanh không dây hay internet không thể hoạt động thì hệ thống truyền thanh có dây vẫn hoạt động bình thường nhờ hệ thống máy nổ, do đó vẫn đảm bảo mục tiêu truyền thông trong tình huống khẩn cấp. Một nhược điểm của hệ thống truyền thanh có dây là khó khăn khi triển khai tại các địa hình phức tạp như đồi núi, khi phải kéo dây cáp truyền thanh ở khoảng cách xa qua đồi núi, dẫn đến việc tăng chi phí trên dây dẫn